Trong bất kỳ ngành nghề nào, sự phát triển nghề nghiệp luôn được mọi người quan tâm. Sự nghiệp phát triển đồng nghĩa với việc được trọng dụng, lương tăng và cuộc sống sẽ ổn định hơn. Nhưng làm thế nào để có một định hướng phát triển sự nghiệp tốt cũng là vấn đề khó.
Hôm nay, Office Hero sẽ chia sẻ 5 điều giúp nhân sự hành chính văn phòng phát triển sự nghiệp dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Chia sẻ nhiều hơn với sếp/người quản lý

Bạn phải tự đặt câu hỏi: “Điều gì khiến anh/chị ấy trở thành sếp?” Có thể là người ta giỏi hơn, hoặc họ kiếm được nhiều doanh thu cho công ty, hoặc tỉ tỉ lí do khác. Mặt khác, sếp hay người quản lý đều là những người có thâm niên làm việc lâu hơn bạn, tất nhiên họ sẽ có những kinh nghiệm dày dặn về lĩnh vực bạn đang làm. Và bạn phải học hỏi từ họ những điều này nếu muốn phát triển nghề nghiệp.Nếu sếp bạn trẻ tuổi hơn bạn, thì ngay lập tức nên chia sẻ nhiều hơn với sếp về những gì bạn đã, đang và sẽ làm, từ đó xin lời khuyên cho định hướng sau này. Vì họ trẻ hơn, nhưng lại ở vị trí cao hơn bạn, được thăng tiến nhanh hơn bạn, thì đây chính xác là người bạn đang cần để hiểu hơn về định hướng phát triển nghề nghiệp đấy.Đừng chỉ nói chuyện với sếp khi có cuộc họp. Tự bắt chuyện khi thấy hợp lý hoặc ngỏ ý mời sếp một buổi ăn tối. Trong bữa ăn là lúc cuộc trò chuyện diễn ra suôn sẻ hơn. Không bị cảm giác gượng gạo hay quá trang nghiêm. Do đó, sếp cũng đưa ra lời khuyên một cách thoải mái. Hãy chia sẻ những khó khăn, những dự định tương lai và xin ý kiến từ sếp nhé.
2. Nói chuyện với trưởng Nhân sự hành chính

Trưởng nhân sự hành chính là người quản lý tổng thể nhân viên tại nơi làm việc. Họ xem xét đánh giá hiệu suất, giải quyết các vấn đề của nhân viên,… Nếu bạn cảm thấy mức lương chưa thỏa đáng hoặc lương mãi không tăng, hãy hỏi nhân sự xem tình hình chung như thế nào, và xin ý kiến của họ xem vấn đề nằm ở đâu để khắc phục. Hơn ai hết, nhân sự hành chính là người nắm bắt tổng quát cách làm việc và hiệu suất nhân viên. Có một lời khuyên từ họ sẽ giúp ích rất nhiều cho kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bạn đấy.
3. Tự hỏi chính mình “Không phải bây giờ thì là bao giờ?”

Hãy bắt đầu làm và học những điều mình muốn từ bây giờ, đừng trì hoãn. Hãy đặt ra chức danh hoặc số tiền lương mà bạn muốn có và tự hỏi bao giờ đạt được. Gạt bỏ đi suy nghĩ đời còn dài nên cứ từ từ mà học. Trong lúc bạn bỏ phí thời gian ra vui chơi, đồng nghiệp của bạn đang phấn đấu từng ngày để được thăng chức. Vì thế, hy vọng phát triển nghề nghiệp của bạn mãi chỉ là giấc mơ.Vạch ra những điều bạn muốn làm. Đưa thời gian cụ thể và những gì bạn cần làm trong khoảng thời gian đó. Hãy biết quý trọng thời gian và sử dụng nó trọn vẹn. Những điều bạn cố gắng học hỏi sẽ có ngày dùng được trong công việc và được mọi người công nhận mà thôi.
4. Đừng từ chối việc sếp giao

Gạt bỏ suy nghĩ: “Tại sao mình phải tăng ca?”, “Tại sao mình phải làm việc cỏn con này?” Nếu bạn đang có thể điều tiết được công việc, đừng ngần ngại từ chối các công việc mà sếp giao. Tất cả công việc từ lớn đến nhỏ, không gì là dư thừa. Khi bạn bắt đầu làm đến lúc hoàn thành, bạn đã học thêm được những điều mới từ đó. Hơn hết, nếu bạn làm tốt, biết đâu đó sẽ là điểm cộng cho lần tăng lương hoặc thăng chức sắp tới. Còn nếu vẫn chưa tốt, thì đừng buồn. Được sếp góp ý, bạn lại biết được một cách làm mới mà bạn không thể nghĩ ra rồi. Như vậy, không phải là sếp đang tạo cơ hội để bạn phát triển nghề nghiệp hay sao?Vì thế, lúc bị giao việc hay phải tăng ca, hãy vui vẻ nhận. Đừng suy nghĩ tiêu cực sẽ dễ khiến bạn chán nản. Ngược lại, những suy nghĩ tích cực khiến bạn có thêm động lực và niềm vui. Từ đó, công việc được hoàn thành tốt hơn. Sau khi hoàn thành, tự thưởng cho mình một điều gì đó làm bạn vui. Đó cũng là niềm hạnh phúc đúng không?
5. Quyết định theo đuổi kế hoạch phát triển nghề nghiệp

Đây là điều quan trọng nhất khi bạn muốn phát triển nghề nghiệp. Không phải bất cứ lời khuyên nào bạn cũng thu nhận. Cũng không phải kế hoạch nào cũng đúng đắn. Vì nếu bạn sai lầm, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thăng tiến.Trước mỗi định hướng phát triển nghề nghiệp, bạn hãy suy nghĩ xem những cơ hội và thách thức bạn gặp phải. Cùng với đó là tính khả thi, mức độ hiểu biết và thời gian đạt được. Nếu mọi thứ đều ổn, chần chừ gì nữa, hãy hết mình với nó. Nên tránh trường hợp đề ra quá nhiều định hướng rồi trở nên quá tải. Từ đó, bạn luôn trong trạng thái “nửa vời”. Hãy chỉ tập trung vào một thứ bạn muốn và hết mình với nó. Còn nếu trong công việc hiện tại, bạn cảm thấy không thể phát huy, đừng ngại nhảy việc. Biết đâu một môi trường mới lại giúp bạn phát triển nghề nghiệp nhanh chóng hơn.
Mong là với 5 điều trên sẽ một phần giúp nhân sự hành chính có thêm định hướng cho con đường phát triển sự nghiệp của bản thân. Nếu bạn có thêm những chia sẻ thú vị khác, đừng ngần ngại chia sẻ với Office Hero nhé!